Nguyên Nhân Gây Chậm Website WordPress?


Các nguyên nhân khiến website load chậm Cũng giống như những nguyên nhân có thể khiến website bị hack, chúng tôi sẽ chia nguyên nhân khiến website load chậm thành 2 nhóm chính: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.

Nguyên nhân khách quan

1. Do host chậm 

Hosting cấu hình thấp, không được tối ưu tốt (nhà cung cấp thiếu kinh nghiệm), quá tải (do có quá nhiều người dùng trên 1 server)… là những nguyên nhân chính có thể khiến host của bạn bị chậm. bạn hầu như không thể là bất cứ điều gì để cải thiện tình hình. Do đó, sáng suốt lựa chọn một nhà cung cấp có hạ tầng tốt, nhiều kinh nghiệm, uy tín… là điều rất quan trọng. - ví dụ bạn có thể chọn nhà cung cấp dịch vụ iNET là 1 sự lựa chọn hợp lý: https://inet.vn/hosting/web-hosting?aff=8668

2. Do mạng (network) và vị trí địa lý

Server hosting của bạn đặt ở quá xa người dùng (chẳng hạn host đặt ở Mỹ, trong khi phần lớn lưu lượng truy cập đến từ Việt Nam) thì nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ truy cập, đặc biệt là trong những dịp “đứt cáp quang quốc tế”. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải xác định được nguồn truy cập blog/ website của mình chủ yếu đến từ đâu, để lựa chọn vị trí đặt server cho phù hợp, càng gần nguồn truy cập thì càng tốt.

3. Do hệ thống phân giải DNS tên miền

 bạn nghĩ tên miền không liên quan đến tốc độ load của website? Nếu vậy thì bạn sai rồi. Hệ thống phân giải DNS tên miền ảnh hưởng kha khá tới tổng thời gian load web. Đó là lý do bạn nên chọn các hệ thống phân giải DNS tên miền có tốc độ càng nhanh càng tốt. Và một trong những hệ thống miễn phí, chất lượng rất tốt nhất chính là CloudFlare.

Nguyên nhân chủ quan

1. Sử dụng theme quá nặng 

Những giao diện nhiều tính năng, nhiều hiệu ứng, bố cục phức tạp, thiết kế cầu kỳ… thường sẽ rất nặng. Sở dĩ như vậy bởi vì để có được vẻ bề ngoài lộng lẫy, bắt mắt kia, chúng sẽ phải nhồi nhét vào HTML một lượng lớn các file CSS, JS, web font và hình ảnh. Điều này khiến cho page-size tăng lên, đồng thời tạo nhiều request (yêu cầu) hơn tới máy chủ web. Và hậu quả thì chắc bạn cũng đã biết rồi phải không nào.

2. Cài quá nhiều plugin 

Nhiều người có thói quen cài tất cả những plugin mà họ cho là “hay ho” lên blog/ website WordPress của mình, kể cả khi chúng không thực sự cần thiết. Tệ hơn, những plugin không còn được sử dụng nữa vẫn ngang nhiên tồn tại và bớt xén một phần tài nguyên. Chúng làm database trở nên cồng kềnh, CPU của host phải xử lý nhiều truy vấn hơn, page-size của web lớn hơn… dẫn đến web load chậm hơn.

Lời khuyên:

Chỉ cài đặt những plugin nào thực sự cần thiết và không thể thay thế được.

Thường xuyên cập nhật plugin, tìm kiếm các phương án nhẹ hơn nhưng mang lại hiệu quả tương được hoặc tốt hơn. Vô hiệu hóa và xóa bỏ các plugin không còn sử dụng nữa.

3. Không cache và tối ưu dữ liệu tĩnh Cache (hay tạo bộ nhớ đệm) 

Là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để tăng tốc độ load cho blog/ website. bạn không những cần phải cache dữ liệu trên server (server cache) mà còn phải thiết lập để cache dữ liệu trên trình duyệt web của người dùng (browser cache). Các bản cache sẽ giúp web load nhanh hơn do những tài nguyên tĩnh như JS, CSS, hình ảnh… không phải tải lại trong những lần tiếp theo (với truy vấn tương tự). CPU của host cũng nhờ thế mà giảm được nhiều truy vấn không cần thiết. Vì vậy, sẽ rất sai lầm nếu bạn không bật tính năng cache CSS, JS, HTML, hình ảnh… cho blog/ website của mình.

HTML, CSS, JS, hình ảnh… cũng nên được nén, gộp để giảm kích thước (ngay trên host) trước khi chúng được gửi tới trình duyệt web của người dùng. Việc này giúp giảm page-size cũng như số lượng request tới mày chủ.

WordPress có sẵn rất nhiều plugin có thể giúp bạn làm điều này, chẳng hạn như WP Rocket, LiteSpeed Cache, ShortPixel, EWWW Image Optimizer, Autoptimize…

4. Sử dụng quá nhiều widget

Các widget có thể giúp blog/ website của bạn trở nên đẹp hơn, chuyên nghiệp hơn, thân thiện với người dùng hơn… Nhưng chúng cũng có thể khiến blog/ website load chậm lại rất nhiều, đặc biệt là khi bạn sử dụng các widget kiểu như Facebook Like Box, Google Maps, Google Plus… Bởi vì chúng cần rất nhiều file JS, CSS (tải từ bên ngoài host) mới hiển thị và hoạt động được.

5. Sử dụng Google Fonts,

External JS & CSS, external Icon Fonts Sử dụng Google Fonts, Icon Fonts (Dashicons, Font Awesome, Fonttelo…) và các loại external JS, CSS (Bootstrap…) có thể tạo ra phong cách, sự sinh động cho blog/ website của bạn. Nhưng chúng đồng thời cũng chính là nguyên nhân làm cho website load chậm. Bởi vì những file này thường được lưu trữ trên các server đặt tại nước ngoài và bạn không có quyền cache hay nén chúng.

6. Sử dụng quá nhiều hình ảnh và quảng cáo

Quảng cáo thực sự là con dao hai lưỡi. Nó có thể mang lại cho bạn doanh thu để trang trải cuộc sống hoặc chí ít là để duy trì hoạt động của blog/ website.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Sự khác biệt giữa VPS, VDS và PDS là gì?

Cách khắc phục lỗi All in one wp migration không thể up file quá lớn - share All in one wp migration không giới hạn

Cpanel-based servers bị redirect về những trang web xấu